Brent tăng 84 cent, bán ra với giá 122,82 USD/thùng vào lúc 09:13 GMT sau khi thiết lập giảm hơn 1,82 USD, ở ngưỡng 121,98 USD phiên trước đó.
Hợp đồng này đang đứng dưới mức 128 USD/thùng đã ghi nhận trong tuần trước, mức giá mà đã từng thấy hồi tháng 7 năm 2008.
Dầu thô Mỹ tăng khoảng 48 cent, lên mốc 105,18 USD sau khi giảm hơn 2,02 USD, về ngưỡng 104,60 USD.
Tổng thống Barack Obama cho biết cuộc đàm phán giữa 6 cường quốc và Iran nhằm tìm giải pháp ngoại giao để xoa dịu cuộc khủng hoảng về chương trình hạt nhân của Tehran và tháo ngòi nổ chiến tranh.
“Vẫn còn khá lo ngại dù căng thẳng đã tạm lắng. Có khả năng có 2 bên bước ra khỏi vòng đàm phán mà không thu được bất kỳ kết quả nào” David Morrison, chuyên gia phân tích thị trường của GFT nhận định.
Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị luôn là tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Hôm thứ 4, Bộ trưởng ngoại giao Pháp Alain Juppe tỏ ra hoài nghi các cuộc đàm phán sẽ thành công với lý do Tehrn không chân thành trong vấn đề nối lại đàm phán.
Tony Nunan, chuyên gia phân tích thuộc công ty Mitsubishi cho rằng “Câu chuyện Iran chưa đi qua. Trong tâm trí tôi, vấn đề này sẽ tiếp tục bị trì hoãn thêm một thời gian nữa ... và nó sẽ phải đương đầu với phần còn lại của thế giới”.
Điểm nóng: Trung Quốc
Kế hoạch thúc đẩy nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc cho thấy nhu cầu Châu Á sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu, ngay cả khi nhu cầu của các nước phát triển yếu kém.
“Nhận định trên là một lời nhắc nhở kịp thời rằng các nước Châu Á và Trung Quốc còn tăng trưởng khỏe mạnh” theo Ric Spooner, trưởng ban phân tích thị trường của công ty CMC Markets ở Sydney. “Dù, mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc ở mức thấp trong năm nay thì vẫn còn tăng và điều đó có nghĩa là sẽ có thêm nhu cầu”.
Nhiều tín hiệu chỉ báo nhu cầu dầu dễ bị xói mòn khi giới đầu tư nghi ngờ khả năng đạt được thỏa thuận hoán đổi nợ của Hy Lạp giữa lúc triển vọng kinh tế toàn cầu yếu kém.
Nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên của Australia chỉ đạt mức tăng trưởng 0,4% trong quý trước với chi tiêu thương mại giảm từ các mức cao kỷ lục. Trong khi đó, kinh tế Brazil tăng 2,7% trong năm 2011 trong bối cảnh các ngành công nghiệp đang phải vật lộn với chi phí thương mại tăng vọt và tiền được định giá quá cao.